Hướng Dẫn Đầy Đủ Tỷ Lệ Tượng Vạt Mảng Căn Bản Góc Chính Diện

Lý do PICS viết bài “Hướng Dẫn Đầy Đủ Tỷ Lệ Tượng Vạt Mảng Căn Bản Góc Chính Diện” là vì

Giai đoạn chuyển từ khối căn bản lên tượng nếu các bạn là người mới, PICS thấy tất cả đều gặp khó khăn trong việc vẽ đầu tượng được xem là căn bản nhất như thế này.

Các bạn có biết tại sao chúng ta lại phải học công thức trong các môn kỹ thuật không?

Vì công thức là kết quả của quá trình nghiên cứu đã được chứng minh và được cả thế giới công nhận.

Môn vẽ cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trong việc vẽ hình họa!

Vẽ đầu tượng Vạt Mảng chính là vẽ hình họa, mà góc chính diện lại là góc căn bản để các bạn học tỷ lệ.

Không để các bạn chờ lâu nữa, chúng ta bắt đầu thôi!

HÌNH CHỤP TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN

Như PICS đã nói ở trên, PICS sẽ đặt tượng ở góc chính diện cho các bạn dễ hình dung và đối chiếu các công thức nhé.

Và đây là tỷ lệ tượng Vạt Mảng mà mọi người đang mong chờ đây

Công thức tỷ lệ vẽ tượng Vạt Mảng góc chính diện

HƯỚNG DẪN TỈ LỆ TƯỢNG VẠT MẢNG

Nếu hình bên trên chữ bị nhỏ quá các bạn có thể xem hình bên dưới giúp PICS nhé.

HƯỚNG DẪN TỈ LỆ GÓC CHÍNH DIỆN

Để vẽ góc chính diện, các bạn lưu ý phải vẽ trục dọc ra trước, sau đó xác định hai điểm ĐÁY BỆ và ĐỈNH ĐẦU rồi mới đi tìm các tỷ lệ khác.

Các tỷ lệ trục dọc còn lại sẽ tìm như sau (chỉ tính riêng phần đầu)

  • TRỤC CẰM đến TRỤC MẮT = TRỤC MẮT đến ĐỈNH SỌ*
  • TRỤC CẰM đến TRỤC MŨI = TRỤC MŨI đến TRỤC CHÂN MÀY*
  • TRỤC CẰM đến TRỤC MÔI DƯỚI = TRỤC MÔI DƯỚI đến TRỤC MŨI
  • TRỤC MÔI DƯỚI đến TRỤC MÔI TRÊN = TRỤC MÔI TRÊN đến ĐÁY ĐẦU MŨI*
  • TRỤC MÔI DƯỚI đến TRỤC MIỆNG = TRỤC MIỆNG đến TRỤC MÔI TRÊN
  • TRỤC CẰM đến TRỤC MIỆNG = TRỤC CHÂN MÀY đến ĐỈNH TRÁN

Các bạn nên biết trong việc vẽ hình họa, “tỷ lệ lớn thì đo, tỷ lệ nhỏ thì ước lượng”. Bên trên PICS đã khái quát tất cả những tỷ lệ lớn trên mặt tượng rồi nhưng có một số điểm PICS có đánh dấu sao (*), tức là những điểm này chúng ta sẽ ước lượng để tìm ra chúng dựa vào các mốc điểm khác, vì khoảng cách của các điểm (*) đó chỉ cách các điểm chính một tỷ lệ rất nhỏ.

Ví dụ như: để tìm điểm ĐẦU SỌ ta sẽ ước lượng khoảng cách từ điểm ĐỈNH ĐẦU thấp xuống một đoạn là xong; tương tự để tìm điểm TRỤC CHÂN MÀY ta cũng sẽ ước lượng khoảng cách từ điểm TRỤC MẮT nâng lên một đoạn; để tìm điểm ĐÁY ĐẦU MŨI ta cũng sẽ ước lượng khoảng cách từ điểm TRỤC MŨI nâng lên một đoạn…

CẬN CẢNH HƯỚNG DẪN TỈ LỆ GÓC CHÍNH DIỆN

Quất cái hình cận cảnh cho các bạn xem cho rõ luôn.

Các tỷ lệ còn lại bên dưới phần đầu như chiều cao của bệ, chiều cao của cổ không có công thức chuẩn, vì chiều cao bệ và chiều cao cổ thay đổi liên tục giữa các tượng mà không có điểm chung. Nên các mốc điểm này chúng ta sẽ tìm bằng phương pháp so-sánh-tỷ-lệ dựa vào công thức tỷ lệ trục dọc.

Ví dụ như: chiều cao cổ của tượng ta sẽ lấy khoảng cách từ “TRỤC CẰM” đến “ĐÁY CỔ” so sánh với tỷ lệ trục dọc bắt đầu từ điểm “TRỤC CẰM” xem bằng khoảng cách từ “TRỤC CẰM” đến đâu? Rồi sau đó ướm đúng khoảng cách trên bài vẽ đưa xuống là xong. Điều này ta làm tương tự để tìm chiều cao bệ.

HƯỚNG DẪN ĐO TỶ LỆ PHỤ 1

Trong hình minh họa có thể thấy rõ nhất, tỷ lệ chiều cao bệ sẽ bằng khoảng cách từ TRỤC CẰM đến gần TRỤC CHÂN MÀY, còn tỷ lệ chiều cao cổ sẽ bằng khoảng cách từ TRỤC CẰM đến TRỤC MŨI.

Nhiều bạn hỏi mình các tỷ lệ chiều ngang (chiều ngang đầu; chiều ngang vai; chiều ngang bệ…) thì tìm bằng cách nào? Câu trả lời là ta cũng sẽ đi tìm các tỷ lệ chiều ngang với cách tương tự thôi.

HƯỚNG DẪN ĐO TỶ LỆ CHIỀU NGANG

Theo như hình minh họa thì tỷ lệ chiều ngang đầu sẽ bằng khoảng cách từ TRỤC CẰM đến gần giữa trán, còn tỷ lệ chiều ngang mắt (từ đuôi mắt bên trái đến đuôi mắt bên phải) sẽ bằng khoảng cách từ TRỤC CẰM đến TRỤC MẮT, ngạc nhiên chưa!!!

Cũng giống như tỷ lệ chiều cao bệ và chiều cao cổ, tỷ lệ chiều ngang tượng không có công thức chuẩn vì các gương mặt vốn có chiều ngang rất đa dạng và thay đổi liên tục, dựa vào các đặc điểm như giới tính, tuổi tác, thể trạng mập ốm… Nên nếu đem công thức tìm tỷ lệ chiều ngang tượng Vạt Mảng để vẽ các tượng khác thì sẽ có cái-gì-đó-sai-sai ngay.

Riêng tỷ lệ chiều dọc thì lại khác vì cấu trúc xương của con người ít có sự thay đổi về chiều dọc (chỉ có sự thay đổi về tuổi tác) nên ta có thể áp dụng công thức tỷ lệ chiều dọc tượng này áp dụng cho hầu hết các tượng khác nhau được luôn.

Lời Kết

Nắm công thức xong các bạn vẽ có thấy dễ dàng không nào???

Vậy là PICS đã hướng dẫn các công thức vẽ tỷ lệ tượng Vạt Mảng góc chính diện cho các bạn xong rồi nhé!!!

Hãy đăng ký ngay khóa học “Luyện Vẽ Thi Khối V-V1” tại PICS bằng cách gọi vào số HOTLINE: 070 592 1147 (Ms.Nhi) hoặc inbox vào FB PICS Studio nếu các bạn cảm thấy hứng thú với PICS.