[SINH VIÊN KIẾN TRÚC] – Cách Tìm Tài Liệu Và Thông Tin Trên Mạng Dành Cho Dân Kiến Trúc

Mấy nay PICS viết bài hướng dẫn dành cho các bạn học sinh nhiều nên hôm nay đổi gió 1 chút, chuyển qua viết bài hỗ trợ các bạn đã và đang là sinh viên Kiến Trúc :)))

Nhận thấy các bạn sinh viên kiến trúc hay thiết kế những năm đầu tiên nhập học luôn gặp khó khăn mỗi khi tìm case study hay tìm tài liệu chính thống để làm đồ án. Không phải ai cũng rành công nghệ, cũng như không phải ai cũng biết cách dùng google để search được tài liệu mình cần 1 cách hiệu quả, nhất là về chuyên ngành Kiến Trúc.

NHÀ TRÊN NÚI CỦA @mohtashami_reza [SINH VIÊN KIẾN TRÚC] - CÁCH TÌM TÀI LIỆU VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG DÀNH CHO DÂN KIẾN TRÚC

Chúng ta rất cần những thiết kế như thế này để mổ xẻ và học hỏi.

Nhà trên núi – thiết kế bởi kts mohtashami_reza

ĐẦU TIÊN LÀ TÊN MIỀN (Domain name)

Dựa vào tên miền để chọn các tài liệu chính thống.

Những website có đuôi tên miền mở rộng như dưới đây sẽ có độ uy tín hơn những website có đuôi mở rộng khác, ít nhất là trong ngành kiến trúc – thiết kế.

.com Các tổ chức, công ty thương mại.
.org  Các tổ chức phi lợi nhuận.
.net Các trung tâm hỗ trợ về mạng.
.edu Các tổ chức giáo dục.
.gov Các tổ chức thuộc chính phủ.
.mil Các tổ chức quân sự.
.int Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.

Mỗi quốc gia có một đuôi tên miền mở rộng gồm hai ký tự. Ví dụ: vn (Việt Nam), us (Mỹ), ca (Canada)…

SINH VIÊN KIẾN TRÚC CẦN PHẢI BIẾT MỘT VÀI TỪ KHÓA

Các bạn sẽ tìm kiếm được tài liệu mình cần thật nhanh nếu có từ khóa chính xác.

Ngoài từ khóa tiếng Anh cho chuyên ngành Kiến Trúc sẽ là “Architecture”; Nội Thất sẽ là “Interior”; Quy Hoạch Đô Thị sẽ là “Urban Planning” hay Kiến Trúc Cảnh Quan sẽ là “Landscape design” hoặc “Landscaping design”. Các bạn có thể dùng bổ sung các từ khóa như dưới đây để có thể tìm thấy tài liệu chuyên sâu tùy theo mục đích cần tìm.

Tìm ý tưởng thiết kế nên dùng từ khóa
  • Concept
  • Conceptual design
  • Idea of…
Tìm hiểu về xu hướng kiến trúc nên dùng từ khóa
  • Trends ideas of…
Tìm hiểu sơ đồ, biểu đồ nên dùng từ khóa
  • Circulation diagram
  • Function diagram
  • Space diagram…
Tìm các giải pháp bố cục mặt bằng nên dùng từ khóa
  • Floor plan layout
  • Furniture layout

CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM DƯỚI ĐÂY, CÁC BẠN SINH VIÊN KIẾN TRÚC ĐÃ BIẾT HẾT CHƯA?

Sau này nếu biết thêm trang nào thì các bạn tự thêm vào list này nhé!

Đặc biệt, bạn nào đang đặt mục tiêu giành học bổng ngành Kiến Trúc nên xem trang web thứ 5 trong danh sách nè.

www.google.com Tìm kiếm tổng hợp.
www.diadiem.com Tìm kiếm bản đồ / đường đi tại Việt Nam.
www.wolframalpha.com Tìm hiểu cách tính toán trong các lĩnh vực.
www.designshare.com Tìm kiếm tài liệu về các công trình thiết kế.
www.competitions.archi Tìm kiếm các cuộc thi Kiến Trúc trên thế giới.

NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ TÌM KIẾM

Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một loạt kết quả sẽ hiện ra, mỗi kết quả là một đường link đến trang web có chứa từ khóa hoặc chủ đề mà các bạn đang muốn tìm. Việc các bạn cần làm lúc này là xem xét các kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra sau đó thanh lọc lại dần để thu thập tài liệu cho mình.

Dưới đây là các từ nối phổ biến có thể giúp bạn so sánh 2 từ khóa với nhau, bao gồm cả cách dùng và ví dụ:

“OR + (từ khóa)”

“Hoặc + (từ khóa)” 

Kết quả cho một lượng tin rất lớn. Ví dụ: các bạn có thể search “Kinh Tế OR Thương Mại” hay “Kinh tế hoặc Thương Mại” đều được.

Lưu ý: cần có cả hai từ khóa khi dùng từ nối OR.

“AND + (từ khóa)” Kết quả được thu hẹp. Ví dụ: các bạn có thể search “Kinh tế AND Thương mại”.

Lưu ý: cần có cả hai từ khóa khi dùng từ nối AND.

“NOT + (từ khóa)”  Loại trừ, giới hạn. Ví dụ: các bạn có thể search “Kinh tế NOT Thương mại”, google sẽ cho ra kết quả chỉ có khái niệm Kinh Tế, loại bỏ từ Thương Mại.

Lưu ý: cần có cả hai từ khóa khi dùng từ nối NOT.

“(từ khóa) + * + (từ khóa)” Thay thế một hoặc nhiều từ không rõ. Ví dụ: “The * cat” sẽ trả lại những thứ như “the angry cat”, “the bing brown cat”, vân vân…

Lưu ý: dấu * phải nằm ở vị trí mà các bạn cũng không chắc từ đó là gì.

LỌC THÔNG TIN TÌM KIẾM

Giúp các bạn tìm một nội dung nào đó cụ thể hơn.

Dùng cấu trúc “SITE:(từ khóa)” để tìm tài liệu theo website

Lưu ý: từ khóa phải viết liền sau “site:”

xxx site:yyy

xxx: là từ khóa

yyy: là tên website

Ví dụ: “interior site:ca” – kết quả sẽ cho ra 1 loạt nội dung có từ khóa về interior trong các website của Canada.

Dùng cấu trúc “FILETYPE:(từ khóa)” để tìm tài liệu theo định dạng file

Lưu ý: từ khóa phải viết liền sau “filetype:”

xxx filetype: yyy

xxx: là từ khóa

yyy: là tên định dạng file

Ví dụ: “sách kiến trúc filetype:pdf” – kết quả sẽ cho ra 1 loạt nội dung có từ khóa về sách kiến trúc có đuôi là file pdf.

Các đuôi tập tin phổ biến dành cho dân kiến trúc bao gồm .dwg (đuôi file autocad) – .doc (đuôi file words) – .dxf (cũng là đuôi file autocad) – .jpg (đuôi file hình jpeg) – .gif (đuôi file hình gif) – .ppt (đuôi file powerpoint)

Các bạn nên nhớ:

  • Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.
  • Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp / xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế.
  • Các bạn cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên, nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác.

MỘT SỐ WEBSITE VỀ KIẾN TRÚC VÀ THIẾT KẾ CHO CÁC BẠN SINH VIÊN KIẾN TRÚC THAM KHẢO

Website về Kiến Trúc Nội Thất

THIẾT KẾ NỘI THẤT THỜI KỲ BAUHAUS

  1. http://trendsideas.com (tiếng Anh)
  2. http://www.cgarchitect.com (tiếng Anh)
  3. http://www.arcspace.com (tiếng Anh)
  4. http://www.ag-architects.com (tiếng Anh)
  5. http://www.architectenwerk.nl (tiếng Hà Lan)
  6. http://www.thearchitectureroom.com (tiếng Anh)

Websites về Kiến Trúc

The Amazing Singapore by Benny Tang! [SINH VIÊN KIẾN TRÚC] - CÁCH TÌM TÀI LIỆU VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG DÀNH CHO DÂN KIẾN TRÚC

  1. http://www.kienviet.net/ (tiếng Việt)
  2. http://www.ashui.com/ (tiếng Việt)
  3. http://www.archdaily.com/ (tiếng Anh)
  4. http://www.architypes.net/ (tiếng Anh)
  5. http://www.e-architect.co.uk/ (tiếng Anh)
  6. http://dev.architecture.com.au/awards_search (tiếng Anh)

Websites về các công ty Kiến Trúc hàng đầu

  1. REX / New York, USA: http://www.rex-ny.com/
  2. Studio Under Manufacture / Oakland, USA: http://sumarch.com/
  3. Tamizo / Łódź, Poland: http://www.tamizo.com/
  4. Herreros Arquitectos / Madrid, Spain: http://estudioherreros.com/en/
  5. OSKA Architects / Seattle, USA: https://olsonkundig.com/
  6. Steven Holl Architects / New York, USA: http://www.stevenholl.com/
  7. Claus en Kaan Architecten / Amsterdam, Netherlands: http://www.clausenkaan.com/
  8. C. F. Møller Architects / Århus, Denmark: http://www.cfmoller.com/
  9. UNStudio / Amsterdam, Netherlands: www.unstudio.com/
  10. Stephen Alton / New York, USA: http://www.stephenalton.com/
  11. Delugan Meissl Associated Architects / Vienna, Austria: https://www.dmaa.at/
  12. KONIOR STUDIO / Katowice, Poland: http://www.koniorstudio.pl/
  13. JDS Architects / Copenhagen, Denmark: http://jdsa.eu/
  14. Diller Scofidio + Renfro / New York, USA: http://www.dsrny.com/
  15. BIG / Copenhagen, Denmark: http://www.big.dk/
  16. Snøhetta / Oslo, Norway: https://snohetta.com/

Vậy là xong! Bấy nhiêu tip nho nhỏ trên đây đã đủ để các bạn dư sức “sống sót” qua vài năm học đầu tiên của trường Kiến Trúc rồi đó :))